Tìm hiểu thông tin điện thoại dành cho người khiếm thị
Sử dụng điện thoại thông minh vẫn là niềm mơ ước của người khiếm thị vì họ không thể sử dụng tay sờ và hiểu các chương trình. Người khiếm thị sẽ sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, mạng xã hội không và sử dụng như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin điện thoại hỗ trợ người khiếm thị. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.
Người khiếm thị sử dụng công nghệ thế nào?
Người khiếm thị là người sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để thực thi những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Trên thực tế hiện nay thì người khiếm thị đều có thể sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính và họ vẫn có thể sử dụng các dịch vụ Internet, website, các hệ điều hành… giống như những người khác.
Các hãng công nghệ để hỗ trợ cho những người khiếm thị đã tạo ra một chương trình gọi là Screen Reader để họ có thể tương tác và sử dụng.
Screen Reader là một phần mềm chung có chức năng biến các văn bản thành giọng nói để những người khiếm thị có thể tương tác. Ví dụ cụ thể: Trong trường hợp trên màn hình có dòng chữ: Bạn ăn cơm chưa?, đối với những người bình thường thì bạn chỉ cần nhìn vào màn hình là có thể tương tác được, tuy nhiên đối với những người khiếm thị thì sẽ thực hiện điều chỉnh con trỏe để speaker đọc dòng chữa đó lên rồi sau đó mới tương tác.
Chức năng của phần mềm này sẽ chuyển văn bản qua giọng nói và áp dụng hầu hết cho tất cả các thiết bị như laptop, smartphone, máy tính bảng, các loại loa thông minh…
Người khiếm thị sử dụng màn hình cảm ứng như thế nào?
Để hỗ trợ vấn đề này thì các hãng công nghệ đã tạo ra một cơ chế gọi là Double Taps. Cơ chế này khi người khiếm thị chạm vào màn hình thì điểm chạm sẽ được đọc lên chứ chưa được thực thi. Để thực thi thì họ cần phải gõ nhanh từ 1 – 2 cái vào điểm đó, căn cứ theo cài đặt.
Ví dụ: Trong trường hợp những người bình thường muốn sử dụng Youtube thì chỉ cần nhìn lên màn hình và nhấn vào là ứng dụng cho chạy. Đối với người khiếm thị thì sẽ cần phải mò cho Youtube đọc lên tiếp đến nhấn Double Taps để được chạy ứng dụng.
Nếu khi thực hiện trên máy tính thì mọi việc sẽ đơn giản hơn do bàn phím của người khiếm thị sẽ giống với bàn phím của những người bình thường đang sử dụng. Do vậy người khiếm thị cần tập đánh máy 10 ngón để vận hành tốt chiếc máy tính của mình.
Chính nhờ vào những cơ chế này mà những người khiếm thị có thể sử dụng những thiết bị công nghệ, mạng xã hội, internet giống như những người bình thường. Hiện nay vẫn có nhiều người khiếm thị đảm nhiệm công việc liên quan tới lĩnh vực công nghệ thông tin như lập trình web, viết content, viết code…
Cách sử dụng chức năng của điện thoại hỗ trợ người khiếm thị
Dù điện thoại của bạn có sử dụng hệ điều hành IOS hay Android thì đều có cài chương trình là hỗ trợ trong phần cài đặt. Trên điện thoại khi mở ra sẽ thấy tên riêng của Screen Reader tương ứng với từng hệ điều hành: TalkBack cho Android Smartphone, VoiceOver cho Iphone, Ipad, Macbook và Jaws hay NVDA trên máy tính Windows.
Nếu bạn muốn sử dụng Screen Reader thì chỉ cần bật lên. Hoặc bạn có thể gọi trợ lý ảo của điện thoại và yêu cầu nó mở. Đối với hệ điều hành bạn chỉ cần nói: “Google làm ơn mở Talkback cho tôi” hoặc còn đối với hệ điều hành IOS thì “Hey Siri please turn on VoiceOver”.
Phần cài đặt Screen Reader được mở ra thì điện thoại sẽ chuyển sang chế độ Double Taps khi chưa quen bạn sẽ ngỡ điện thoại bị hỏng. Lúc này bạn cứ gõ hai lần liên tục vào ứng dụng và sử dụng.
Điện thoại hỗ trợ người khiếm thị
Tại thị trường Anh thì vào năm 2012 đã cho ra đời một chiếc smartphone dành cho người khiếm thị có tên gọi là Georgie.
Điện thoại Georgie có màn hình cảm ứng hỗ trợ giọng nói và được cài đặt nhiều những ứng dụng để giúp cho người dùng thực hiện một số công việc như bắt xe buýt, xác định vị trí, đọc văn bản.
Chiếc điện thoại này hoạt động trên hệ điều hành Android và sử dụng “dế” Samsung hiện có trên thị trường như Samsung XCover và Galaxy Ace 2. Từ đó người sử dụng có thể dùng điện thoại này để bấm số điện thoại trên màn hình cảm ứng với sự hỗ trợ bằng giọng nói và dùng giọng nói để gửi tin nhắn văn bản.
Georgie là một thiết bị kỹ thuật số đặc biệt dành cho những người mắt kém hoặc không thể nhìn thấy và giúp họ giải quyết các vấn đề hàng ngày cho người khiếm thị để họ tự tin tham gia vào cuộc sống hàng ngày, có thể hoạt động độc lập.
Ngoài ra thì điện thoại này còn cho phép người dùng dễ dàng sử dụng nhiều tính năng của các loại smartphone hiện đại như cho phép người dùng quay số bằng màn hình cảm ứng, hỗ trợ giọng nói và sử dụng giọng nói để có thể gửi tin nhắn văn bản. Nhóm các ứng dụng dành cho điện thoại này được chia thành 3 gói khác nhau bao gồm cả du lịch, lối sống và giao tiếp.
Còn tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2015 thì Vietel đã ra mắt bộ sản phẩm di động dành cho người khiếm thị.
Bộ sản phẩm dành cho người khiếm thị mang tên Speak SIM bao gồm: 1 sim ưu đãi trả trước Speak, 1 điện thoại SmartPhone được cài đặt sẵn phần mềm đọc tiếng Việt trên nền tảng Android (Viettel Speak).
Với phần mềm Viettel Speak thì có một ưu điểm nổi bật là có giọng đọc của 3 miền Bắc, Trung, Nam điều này sẽ giúp cho việc thao tác trên Smartphone được dễ dàng hơn. Phần mềm này được Viettel mua bản quyền dành riêng cho khách hàng của mình.
Hy vọng với những thông tin điện thoại hỗ trợ cho người khiếm thị ở trên bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để tham khảo nhiều điều thú vị, bổ ích khác nhé.