Ngành Công nghệ sinh học là gì? Sau tốt nghiệp ra làm gì?

Ngành Công nghệ sinh học là gì? Sau tốt nghiệp ra làm gì?

Những năm tuyển sinh gần đây, khối ngành Công nghệ nói chung và ngành Công nghệ sinh học nói riêng được nhiều bạn thí sinh quan tâm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngành Công nghệ sinh học, hãy tham khảo một số thông tin về ngành học qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Ngành Công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là ngành học mới được đánh giá cao về tiềm năng và cơ hội. Vì thế, tuy là ngành học mới nhưng ngành học này thu hút rất nhiều thí sinh cũng như các bậc phụ huynh quan tâm. Vậy ngành Công nghệ sinh học là gì?

Ngành Công nghệ sinh học là gì? Sau tốt nghiệp ra làm gì?
Công nghệ sinh học là ngành học được đánh giá cao về tiềm năng phát triển

Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩn và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh họ được ứng dụng trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường;…

>>> Tham khảo thêm: Thông tin các ngành khối B

2. Ngành Công nghệ sinh học ra làm gì?

Theo chia sẻ của những chuyên gia giáo dục: Công nghệ sinh học được xác định là ngành học của tương lai. Ngành học này đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Đây là lý do cơ hội việc làm luôn luôn rộng mở đối với sinh viên ngành Công nghệ sinh học.

Thêm vào đó, đây là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như: chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới ,chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải…Sinh viên sau tốt nghiệp có thể chọn lựa nhiều vị trí công việc khác nhau.

Một kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay, đã có rất nhiều trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo, cũng như hàng loạt cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đã được hình thành. Tuy vậy, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện đang thiếu nên triển vọng nghề nghiệp dành cho người theo học công nghệ sinh học là rất lớn.

Sinh viên Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc thực tập công nghệ sinh học như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản…

Ngành Công nghệ sinh học là gì? Sau tốt nghiệp ra làm gì?
Đây là ngành học mới có cơ hội việc làm đa dạng

Bạn cũng có thể làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.

Bên cạnh đó, tại những doanh nghiệp trong nước chuyên về môi trường, xử lý nước thải, cây xanh… cơ hội có những công việc thực tập công nghệ sinh học cũng rất là cao. Một số công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng công việc thực tập công nghệ sinh học là: Unilever, Kimberly, Bia Việt Nam, San Miguel, Dutch Lady…

Thêm vào đó, cũng có rất nhiều các công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước chuyên về xử lý chất thải, môi trường, thực phẩm…

3. Ngành Công nghệ sinh học có dễ xin việc?

Công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực được Nhà nước đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển đến năm 2020.

 Theo đó, Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT cho biết, đến năm 2020, nước ta sẽ cần ít nhất là 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực này. Hiện nay, có nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo, cũng như hàng loạt cơ sở triển khai ứng dụng Công nghệ sinh học đã được hình thành. Đây chính là cơ hội cho các cử nhân ngành Công nghệ sinh học có thể lựa chọn việc làm với mức lương hấp dẫn cùng với chế độ ưu đãi tốt.

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị đang hoạt hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học đang có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.

Kết quả khảo sát cho thấy, hiện trên cả nước, hiện đang có khoảng hơn 500 trung tâm, công ty, doanh nghiệp, và đơn vị hoạt động liên quan đến ngành Sinh học và ngành Công nghệ Sinh học. Đồng thời, hàng năm có nhiều đơn vị được thành lập mới hoặc mở rộng quy mô hoạt động.

Đồng thời, nhiều tập đoàn, công ty ở các lĩnh vực công nghệ khác trên thế giới (Facebook, Apple, Toshiba, Fujitsu,…) và Việt Nam (VinGroup, FPT,…) đã bắt đầu triển khai các dự án đầu tư có liên quan đến ngành này. Do đó, thị trường lao động của ngành luôn cực kỳ tiềm năng và có tính cạnh tranh cao.

Trên đây là thông tin chia sẻ về ngành Công nghệ sinh học cũng như cơ hội việc làm của ngành. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.

Rate this post